Công Nghệ Mạ Kẽm Nhúng Nóng Bảo Vệ Kim Loại

Quy Trình Mạ Kẽm Nhúng Nóng

Công Nghệ Mạ Kẽm Nhúng Nóng Hiện Nay.

Quy Trình Mạ Kẽm Nhúng Nóng
Quy Trình Mạ Kẽm Nhúng Nóng

Mạ kẽm nhúng nóng tất cả các kết cấu thép với chiều dài tối đa 12,8m và chiều rộng tối đa 1.2m. Với độ dày của lớp mạ kẽm từ 65 micromet đến 150 micromet.

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng :

Bể kẽm nóng chảy từ trên xuống dưới có những lớp riêng biệt:

+ Xỉ : gồm oxit kẽm và một ít oxit của các kim loại tạp chất.

+ Zn lỏng : gồm Zn 98,9%, Al 0,0005 – 0,05 % và đôi khi lẫn một ít kẽm cứng. Vùng này cần có chiều cao lớn nhất để tiện thao tác.

+ Lớp kẽm cứng do Zn lỏng tác dụng với Fe của tường bể, của vật liệu mạ và của chất trợ dung.

+ Lớp chì lỏng bảo vệ đáy bể không bị Zn lỏng tác dụng với thép. Định kỳ vớt bỏ kẽm cứng trong bể.

Không nhúng quá lâu làm xáo trộn kẽm cứng ở đáy bể lên.

Mạ nhúng kẽm: Trước khi nhúng và trước khi vớt vật mạ ra phải gạt sạch xỉ trên mặt bể để tránh xỉ bám theo vật mạ.

Vật nhúng không được tạo cơ hội sinh ra các bọc, túi đọng không khí vì chúng gây nổ khi nhúng và làm lỏi lớp mạ. Dùng khung treo, móc treo cho các vật lớn để nhúng kẽm. Dùng rổ, giỏ thép cho các vật nhỏ, gọn để mạ kẽm nóng.

Vớt vật mạ ra phải từ từ, gạt hay thổi khí nén cho chảy hết kẽm dư trên mặt vật mạ. Vật mạ bé, vật có ren, lỗ nhỏ…cần ly tâm cho hết kẽm dư trên mặt. Sau đó phải làm nguội ngay vật mạ.

Quy Trình Làm Nguội Sau Khi Mạ Kẽm Nóng.

Làm nguội : dùng nước nóng 60 – 800C để làm nguội vật mạ từ 4500 C xuống được nhanh đều,

nhằm đình chỉ sinh ra các liên kim, hạn chế bề mặt kẽm nóng tác dụng với không khí, tạo cơ tính tốt cho lớp mạ, đồng thời đảm bảo không gây lạnh đột ngột cho vật mạ kẽm nhúng nóng.

Cho nước lạnh liên tục vào bể làm nguội để rút bớt nhiệt ra. Nước nóng này được tận dụng đưa về dùng tại bể rửa sau tẩy gỉ hoặc sau thụ động.

 

Xem thêm mạ kẽm nhúng nónghttp://gialamphat.com/category/xi-ma-kem/xi-ma-kem-nhung-nong/

post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *