Quy Trình Nhiệt Luyện

Tăng độ cứng, tính chịu ăn mòn, độ dẻo dai và độ bền của vật liệu.

Mục tiêu của SX cơ khí là SX ra các cơ cấu và máy móc bền hơn, nhẹ hơn, khoẻ hơn với các tính năng tốt hơn.

Để đạt được điều đó không thể không sử dụng thành quả của vật liệu kim loại và nhiệt luyện,

sử dụng triệt để các tiềm năng của vật liệu về mặt cơ tính.

Bằng những phương pháp nhiệt luyện thích hợp như tôi + ram, tôi bề mặt, thấm cacbon – nitơ,…

độ bền và độ cứng của vật có thể tăng lên từ ba đến sáu lần (thép chẳng hạn), nhờ đó có thể dẫn tới rất nhiều điều có lợi như sau:

-Tuổi bền (thời gian làm việc) của máy tăng lên do hệ số an toàn cao không gãy vỡ (do nâng cao độ bền).

Trong nhiều trường hợp máy hỏng còn là do bị ăn mòn quá mạnh, nâng cao độ cứng, tính chống mài mòn cũng có tác dụng này.

-Máy hay kết cấu có thể nhẹ đi, điều này dẫn đến tiết kiệm kim loại (hạ giá thành), năng lượng (nhiên liệu) khi vận hành.

– Tăng sức chịu tải của máy, động cơ, phương tiện vận tải (ôtô, toa xe, tàu biển…)

và kết cấu (cầu, nhà, xưởng…), điều này dẫn tới các hiệu quả kinh tế – kĩ thuật lớn.

Sản Phẩm Thường Dùng Công Nghệ Tôi Nhiệt Luyện.

Phần lớn các chi tiết máy quan trọng như trục, trục khuỷu, vòi phun cao áp,

bánh răng truyền lực với tốc độ nhanh, chốt…đặc biệt là 100% dao cắt,

dụng cụ đo và các dụng cụ biến dạng (khuôn) đều phải qua nhiệt luyện tôi + ram

hoặc hoá nhiệt luyện.

Chúng thường được tiến hành gần như là sau cùng, nhằm tạo cho chi tiết,

Dụng cụ cơ tính thích hợp với điều kiện làm việc

và được gọi là nhiệt luyện kết thúc (thường tiến hành trên sản phẩm).

Như thường thấy, chất lượng của máy, thiết bị cũng như phụ tùng thay thế

phụ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng vật liệu và nhiệt luyện chúng.

Những máy móc làm việc tốt không thể không sử dụng vật liệu tốt (một cách hợp lý, đúng chỗ)

 

post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *