Xi mạ kẽm
phương pháp tối ưu để bảo vệ kim loại.
Đối với kim loại, gỉ sét là kẻ thù lớn nhất bởi các phản ứng ăn mòn mà nó gây ra cho các thiết bị xung quanh chúng ta. Theo NASA, chi phí tổn thất liên quan đến sự ăn mòn đối với các ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ vào khoảng 276 tỷ đô mỗi năm, và con số này ở phạm vi toàn thế giới đã lên đến 1000 tỷ đô.
Các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự ăn mòn của gỉ sét bao gồm: công nghiệp sản xuất và gia công, vận tải, vật liệu xây dựng và công trình hạ tầng kĩ thuật.
Chính vì điều này mà kĩ thuật mạ kẽm ra đời như một cách để bảo vệ các kim loại sắt, thép chống lại sự ăn mòn gỉ sét. Bằng cách sử dụng phương pháp mạ điện để phủ một lớp kẽm mỏng lên bề mặt của vật làm bằng kim loại khác, lớp kẽm này sẽ tạo nên một “hàng rào” vật lý ngăn cản quá trình oxy hóa xảy ra đối với lớp kim loại bên dưới nó, từ đó ngăn ngừa việc hình thành gỉ sét.
Có thể nói, 1/3 trữ lượng kẽm ngày nay được sử dụng để mạ điện, tạo lớp phủ bề mặt hoàn hảo cho kim loại và được xem như một “công cụ chống ăn mòn” hiệu quả!
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng.
Kĩ thuật mạ kẽm mới xuất hiện gần đây và trở thành phương pháp bảo vệ kim loại vô cùng phổ biến từ năm 1980. Trước đó, Cadium (Cd) là kim loại thường được dùng trong các ngành công nghiệp xi mạ đòi hỏi tính chống ăn mòn cao. Tuy nhiên, Cadium lại là một trong ba loại chất kịch độc (cùng với Chì – PB, và Thủy ngân – Hg) có thể tích lũy trong cơ thể con người khi sử dụng lâu dài.
Mặc dù kẽm khó có thể sánh được với Cadium về mức độ chống ăn mòn, nhưng việc mạ kẽm được xem như một phương pháp mạ thay thế thân thiện với môi trường hơn, an toàn cho sức khỏe con người hơn.
Nhờ vào khả năng bảo vệ kim loại chống lại sự ăn mòn này mà kĩ thuật mạ kẽm cũng được sử dụng để làm lớp lót nền trước khi tiến hành sơn, tăng độ bám dính và độ bền của lớp sơn đối với bề mặt sản phẩm.
Một số lợi ích khác của việc mạ kẽm có thể kể đến như:
- Chi phí thấp: So với các kim loại quý hiếm nhưu vàng và palladium, kẽm là một kim loại dễ dàng tìm kiếm trong tự nhiên, do đó, mạ kẽm là một sự lựa chọn thích hợp đối với các công ty cần đến giải pháp mạ tối ưu về chi phi nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
- Linh hoạt, dẻo dai: Kẽm là kim loại cực kỳ dễ uốn nên việc kéo dãn kẽm thành các sợi dài hoặc tráng mỏng lên vật kim loại được thực hiện dễ dàng mà không tốn quá nhiều công sức hay chi phí.
- Chịu nhiệt độ cao: Kẽm có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 390⁰C, giảm chi phí làm mát đối với các thiết bị sinh nhiệt
- Giúp kim loại bền bỉ hơn: Một lớp kẽm mỏng phủ lên bề mặt sẽ ngăn chặn quá trình làm gìn kim loại gây ra bởi hydro (hydro embettment), từ đó giúp cho kim loại luôn cứng cáp trong suốt quá trình sử dụng.
- Tăng tính thẩm mỹ: việc mạ kẽm đem đến vẻ bề ngoài sáng loáng, đồng thời làm mới lại bề mặt sản phẩm sau quá trình bị các yếu tố môi trường tác động.
Đặc biệt, kẽm và các hợp kim kẽm thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp chế tạo bộ phận phanh, bộ phận điều khiển trong động cơ ô tô, sản xuất xe tăng và các thiết bị bọc thép khác như tàu chở thiết giáp trong ngành công nghiệp quốc phòng của chính phủ.
Gia Lâm Phát – Đối tác mạ kẽm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp
Với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mạ kẽm, Gia Lâm Phát tự hào là đối tác chiến lược của nhiều cơ sở và doanh nghiệp lớn, hỗ trợ phát triển và triển khai các giải pháp mạ kẽm, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và đem đến kết quả kinh doanh tối ưu.
Các dịch vụ mạ kẽm do chúng tôi cung cấp bao gồm:
Mạ kẽm trắng
Quá trình xi mạ kẽm trắng đã xuất hiện từ lâu và đến nay vẫn được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Thông qua một lớp kẽm trắng mỏng lên bề mặt đóng vai trò như một chất ngăn kim loại tiếp xúc với độ ẩm không khí bên ngoài, lớp mạ kẽm trắng sẽ bảo vệ kim loại khỏi bị gỉ sét, đảm bảo được độ bền dài lâu.
Mạ kẽm trắng xanh
So với hình thức mạ kẽm trắng, mạ kẽm xanh đem đến khả năng chống ăn mòn cao gấp 2 – 3 lần.
Khi sắt, thép tiếp xúc với không khí có độ ẩm trên 75%, lớp mạ kẽm trắng xanh sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ tương tự như một lớp phủ nhân tạo bảo vệ bề mặt vật vô cùng hiệu quả. Ngay cả khi một lớp xước xuất hay thậm chí là vết cắt xuất hiện trên bề mặt thép, kim loại này sẽ không hề bị ăn mòn nhanh chóng nếu được lớp mạ kẽm trắng xanh bảo vệ.
Mạ kẽm đen
Đối với các ngành sản xuất thiết bị nội thất ô tô, nội thất nhà bếp thì phương pháp mạ kẽm đen là một lựa chọn tối ưu. Không chỉ hạn chế sự ăn mòn hoặc chống gỉ sét, lớp mạ kẽm đen đem đến khả năng chống bám vân tay trên các thiết bị khiến cho các đồ dùng này lúc nào trông cũng sáng loáng.
Mạ kẽm 7 màu
Để có một lớp sơn đều màu, bám dính dài lâu trên bề mặt vật thì công việc xi mạ kẽm 7 màu là việc làm cần thiết mà bạn cần phải thực hiện.
Với ánh vàng tươi sáng cùng độ phủ dày có khả năng che lấp các khuyết điểm trên bề mặt, hình thức mạ kẽm 7 màu khiến cho việc sơn phủ ở lớp cuối cùng có độ bám tốt hơn.
Mạ kẽm nhúng nóng
Mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp phổ biến nhất và cũng được ưa chuộng nhất trong số các kĩ thuật mạ kẽm hiện nay.
Bằng cách nhúng trực tiếp vật cần mạ vào trong bể chứa kẽm đang nóng chảy, toàn bộ bề mặt vật sẽ được phủ một lớp màng kẽm tinh khiết, ngăn chặn tối đa việc kim loại bị oxy hóa hoặc ăn mòn.
Tại Gia Lâm Phát, chúng tôi hiểu rằng chất lượng sản phẩm là điều kiện tiên quyết mà bạn và doanh nghiệp của mình luôn đề ra. Tuy nhiên, chất lượng tốt đi kèm với dịch vụ tư vấn tận tình, giá cả phải chăng lại là điều mà bạn cần trên tất cả. Và đó cũng chính là lý do vì sao mà chúng tôi vẫn luôn giữ được những khách hàng thân thiết, đồng hành cùng với họ trong suốt chặng đường phát triển.
Hãy đến và trải nghiệm dịch vụ của Gia Lâm Phát ngay hôm nay để được hỗ trợ trong công cuộc sản xuất quy mô lớn của mình!