Xi mạ crom – Phương Pháp Và Ứng Dụng Lớp Mạ Crom

5/5 - (7 bình chọn)

Mạ crom là một trong những kỹ thuật được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp hiện nay. Không chỉ giúp xử lý bề mặt, việc mạ crom mà còn tạo lớp phủ giúp tăng khả năng chống ăn mòn và tạo độ sáng bóng, tăng khả năng chịu lực, phù hợp cho các ngành kỹ thuật, vật liệu xây dựng, dầu khí, …

Dù hiện nay có rất nhiều kỹ thuật công nghệ mới xuất hiện như phun sơn nhiệt,… nhưng các kỹ sư chú trọng đến thành phần cũng như sản phẩm đặc thù vẫn trung thành với phương pháp xi mạ crom vì nó mang lại rất nhiều lợi ích.

xi ma crom

Mạ crom cứng

Mạ crom cứng là một quá trình điện phân sử dụng chất điện phân axit cromic làm cực dương với sự chuyển động của một dòng điện một chiều qua các anốt chì, từ đó tạo lớp mạ crom trên bề mặt sản phẩm.

Mạ crom cứng là phương pháp phổ biến nhất trong công nghệ mạ crom. Mạ crom cứng tạo một lớp phủ khá dày để chống mài mòn, bôi trơn, giữ dầu,… Ứng dụng tiêu biểu của phương pháp này như mạ các thanh xi lanh thủy lực, trục lăn, vòng bi piston, bề mặt khuôn, các hướng dẫn bằng ren, súng khoan …

Phương pháp này thường được áp dụng cho các sản phẩm bằng thép, nhất là thép cứng.

Mạ crom trang trí

Mạ crom trang trí còn được gọi là mạ nickel-chrome bởi trước khi tiến hành mạ crom thì phải mạ một lớp niken lên bề mặt sản phẩm, đôi khi còn có thêm lớp mạ điện trước khi mạ niken. Việc mạ thêm lớp niken này sẽ cung cấp độ mịn, chống ăn mòn cho sản phẩm.

Bạn có thể nhìn thấy những chiếc bánh xe mạ crom có màu sắc ảnh hưởng của mạ niken, trông nó sáng hơn, ít bị trầy xướt, ít bị ăn mòn. Mạ crom trang trí tương đối mỏng, nó chỉ được đo bằng khoảng phần triệu inch.

Mạ Crom Cản Xe Trang Trí
Mạ Crom Trang Trí Sản Phẩm Cao Cấp Xuất Khẩu

Ưu điểm của phương pháp mạ crom

Tạo lớp phủ cực kì cứng và có độ kết dính tốt:

Crom có sự kết hợp giữa độ cứng và độ dẻo dai nên phương pháp xi mạ crom sẽ giúp các sản phẩm, chi tiết máy chịu được áp lực cao hơn. Bên cạnh đó để có thể áp dụng được phương pháp này thì đầu tiên chất nền phải được xử lí làm sạch một cách nghiêm ngặt, loại bỏ hoàn toàn các tạp chất để có thể tạo được độ kết dính tuyệt vời.

Có thể áp dụng cho nhiều sản phẩm:

Phương pháp mạ crom cứng có thể sử dụng cho nhiều sản phẩm cũng như nhiều vật liệu khác nhau như các loại thép kĩ thuật, thép không gỉ, thép đúc gang, hợp kim titan, hợp kim đồng, đồng thau và đồng, cũng như hợp kim niken.

Tạo khả năng chống mòn cực cao:

Xi mạ crom, đặc biệt là sản phẩm được gia công bởi công ty Gia Lâm Phát, giúp sản phẩm có khả năng chống mòn cực cao ít nhất là 100 lần so với thép cứng hoặc niken điện. Kết hợp với đó là lớp tráng dày tăng khả năng chịu mài mòn khi tiếp xúc với cát, than, xi măng, đá vôi, sợi thuỷ tinh …

Nhiệt độ lắng đọng thấp:

Quá trình xi mạ crom không gây ảnh hưởng đến tính chất của chất nền và đặc biệt trước khi mạ thì các loại thép sẽ được giảm nhiệt và cũng như gia nhiệt lại sau đó (thường là từ 3 đến 12 giờ ở khoảng 375⁰F), nên sẽ không gây ra bất kì vấn đề gì cho sản phẩm.

Nhược điểm của lớp mạ crom

Mạ crom trực tiếp lên các sản phẩm bằng đồng hay các lớp thép mạ đồng có màu sắc tối, xỉn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc của lớp mạ crom. Vì vậy đòi hỏi các kĩ thuật viên phải chọn được phương pháp mạ phù hợp nhất cho từng loại sản phẩm khác nhau.

Hiện tượng bong tróc lớp mạ

Nếu các sản phẩm của bạn có hiện tượng bong tróc lớp mạ thì đó chính là lỗi của nhà sản xuất bởi họ đã không tạo được độ bám dính tốt cho bề mặt sản phẩm. Khi đến với công ty chúng tôi thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này bởi đội ngũ kĩ thuật viên chuyên nghiệp, máy móc, trang thiết bị hiện đại và quá trình được kiểm tra nghiêm ngặt mang đến cho bạn những sản phẩm tốt nhất.

Quy Trình Mạ Crom.

Quy Trình Xi Mạ Crom
Quy Trình Xi Mạ Crom Của Công Ty Gia Lâm Phát

Mạ crom không phải là một công việc đơn giản mà nó là một quá trình dài bao gồm các giai đoạn như đánh bóng và đánh bóng tẩy rửa, sau đó lau chùi và ngâm axit, mạ (nếu là một phần mạ) và mạ đồng. Để tăng độ sáng bóng cho sản phẩm thì nó cần phải được ngâm, mạ đồng, mạ hai hoặc ba lớp niken trước khi mạ crom và phải được làm sạch trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Khi bạn muốn tiến hành tái mạ crom thì phải trải qua các bước: tước crom, tước niken (và đồng nếu có), sau đó đánh bóng tất cả các vết trầy xước cũng như sửa chữa các chi tiết lỗi trên sản phẩm sau đó mạ đồng và tiến hành lại quá mạ crom.

Việc mạ lại một sản phẩm sẽ tốn khá nhiều tiền so với công việc thay thế toàn bộ chúng. Đừng cho rằng việc mạ lại này sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho bạn vì quá trình mà sẽ được tiến hành bằng máy công nghiệp cho ra hàng trăm sản phẩm cùng lúc nhưng việc mạ lại sẽ là người làm thủ công nhiều công đoạn trước khi đưa vào máy móc nên chi phí sẽ cao hơn rất nhiều.